Ghi chú Trương_Lượng_(nhà_Đường)

  1. Nay là khu Huệ Tể, địa cấp thị Trịnh Châu, Hà Nam
  2. Chi tiết về số vàng lụa được Cựu Đường thư chép, Tân Đường thư không chép
  3. Chi tiết Trương Lượng trở về Lạc Dương được Cựu Đường thư chép, Tân Đường thư không chép. Điều này rõ ràng là đáng để lưu ý: Đường Cao Tổ đã có ý nghi ngờ, tại sao lại cho phép Trương Lượng quay về Lạc Dương?
  4. Chi tiết “Hoài Châu tổng quản” được Cựu Đường thư chép, Tân Đường thư không chép
  5. Chi tiết “Hữu vệ tướng quân” được Tân Đường thư chép, Cựu Đường thư không chép
  6. Chi tiết “Ích Châu” được Tân Đường thư chép, Cựu Đường thư không chép
  7. Chi tiết “Kim tử quang lộc đại phu, Hành Tương Châu đại đô đốc trưởng sử” được Cựu Đường thư chép, Tân Đường thư chỉ chép lược giản “Tương Châu trưởng sử”
  8. Cựu Đường thư chép là “Thương Hải đạo”, Tân Đường thư chép là “Bình Nhưỡng đạo”, Tư trị thông giám chép là “Bình Nhưỡng đạo”
  9. Cựu Đường thư chép là “vài ngàn nam nữ”, Tân Đường thư không chép, Tư trị thông giám chép là 8000
  10. Lời này của Trương Lượng, Tân Đường thư chép”, Cựu Đường thư không chép. Tân thư không cho biết Trương Lượng nói ra lời này ở Tương Châu hay trước đó. Nhưng vợ của Trương Lượng là Lý thị đã đi lại với bọn sĩ từ trước khi đến Tương Châu, có lẽ Trương Lượng cũng quen biết với Trình Công Dĩnh vào lúc ấy
  11. Lời này của Trương Lượng, Cựu Đường thư chép, Tân Đường thư không chép
  12. Lời này của Trương Lượng, Tân Đường thư chép”, Cựu Đường thư không chép
  13. Cựu Đường thư chép "Hữu cung trường chi quân đương biệt đô", Tân Đường thư chép "Hữu cung trường chi chủ đương biệt đô" (tạm dịch: chủ của mảnh đất dài 5 thước nên có đô thành riêng; 1 cung, tức là 1 bộ = 5 thước, 360 bộ = 1 dặm, 240 bộ vuông = 1 mẫu)
  14. Châu trị của Tương Châu là huyện Nghiệp, vốn là đô thành của nhà Đông Ngụynhà Bắc Tề cuối đời Nam bắc triều
  15. Cựu Đường thư không nhắc đến Công Tôn Tiết, Tân Đường thư cho biết Thường là anh của Tiết
  16. Nguyên văn: 黄白之术/hoàng (màu vàng) bạch (màu trắng) chi thuật. Tương truyền đạo gia có pháp thuật luyện hóa ra vàng (hoàng kim), bạc (bạch ngân), nên thuật luyện kim còn được gọi là hoàng bạch chi thuật
  17. Nguyên văn: 大品/đại phẩm. Kinh Phật nếu là bản toàn văn được gọi là Đại phẩm, nếu là bản giản lược được gọi là Tiểu phẩm
  18. Về người tố cáo, Cựu Đường thư chép “Thường Đức Huyền”, Tân Đường thư chép “Thường Đức”, Tư trị thông giám chép là “Thường Đức Huyền”. Về quan viên chịu trách nhiệm tra án, Cựu Đường thư chép lược giản là “pháp quan”, Tân Đường thư chép rõ là “Mã Chu”, Tư trị thông giám chép là “bọn Mã Chu”
  19. Cựu Đường thư chép là “Thận Vi”, Tân Đường thư chép là “Ỷ”